Chùa Thiên Hưng – “Phượng hoàng cổ trấn” tại Bình Định

Chùa Thiên Hưng – “Phượng hoàng cổ trấn” tại Bình Định

Chùa Thiên Hưng được mệnh danh là “Phượng hoàng cổ trấn” thu nhỏ tại Bình Định khi sở hữu vẻ đẹp cổ kính, lâu đời cùng nhiều chi tiết kiến trúc đặc sắc. Đây là một địa điểm du lịch tâm linh đẹp, nổi tiếng bạn không thể bỏ qua để tìm về chốn bình yên sau cuộc sống bộn bề, mệt mỏi, xô bồ ngoài kia. Khám phá chi tiết vẻ đẹp của ngôi chùa, giúp bạn có thêm mới mẻ khám phá nhiều vùng đất mới trong kỳ nghỉ tới.

1. Đôi nét về Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng còn có các tên gọi khác như: Chùa Đồng Ngộ, Thiên Hưng Tự, tên gọi dân gian là chùa “Mục Đồng”. Sở dĩ chùa có tên Đồng Ngộ nổi tiếng nhất vì chùa đã từng được Đại đức Thích Đồng Ngộ trụ trì – một người đức độ, tài cao, am hiểu rõ về vạn vật, Phật pháp và phong thủy, cũng như có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp hoằng pháp nước nhà.

Ngôi chùa được coi là chốn hoạt động tâm linh đẹp nhất Bình Định, nổ tiếng nhất vùng Nam Trung Bộ, không chỉ hấp dẫn du khách trong nước mà rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng ghé đến thường xuyên. Bởi chùa có vẻ đẹp “cổ nhưng không cũ”, thể hiện sự uy nghiêm, linh thiêng và bình yên. Đây cũng là nơi được biết đến khi đang lưu giữ “Ngọc Xá Lợi” quý hiếm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Khuôn viên một góc của chùa Thiên Hưng 
Khuôn viên một góc của chùa Thiên Hưng

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng thuộc địa phận thị xã An Nhơn trên khu phố Chánh Thạnh, phường Nhơn Hưng, tỉnh Bình Định, nằm sát ngay bên Quốc lộ 1A cũ. Chùa Thiên Hưng cách trung tâm tỉnh là thành phố Quy Nhơn cỡ chừng 26km, chỉ khoảng 30 phút lái xe. Bạn có thể di chuyển đến chùa theo nhiều cách khác nhau:

  • Di chuyển chủ động với xe cá nhân, bạn đi từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, dọc theo đường Võ Nguyên Giáp đi về phía đường Nguyễn Huệ, đi cho đến khi hết đường. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển qua Tháp Bánh Ít (Bình Định) để nhập vào và đi tiếp thẳng theo Quốc Lộ 1A. Bạn đi đến khi nào thấy Tháp Chuông 12 tầng dọc đường cao chót vót, thì bạn có thể thấy đó là khu vực chùa Thiên Hưng. 
  • Di chuyển bằng xe khách, bạn đón các tuyến xe đến An Nhơn, Bình Định với phí đi xe khoảng 100-150 nghìn và hỏi lái xe, phụ xe điểm xuống phù hợp nhất. 
  • Bạn cũng có thể đặt xe bằng các app book xe taxi, xe 2 bánh,… vì khoảng cách từ trung tâm Quy Nhơn đến đây không quá xa, nên tài xế cũng có nhận, giúp bạn chủ động cho lịch trình và yên tâm không lo lắng sẽ bị lạc đường.

    Hình ảnh nhìn từ xa của tháp 12 tầng tại Chùa Thiên Hưng 
    Hình ảnh nhìn từ xa của tháp 12 tầng tại Chùa Thiên Hưng

3. Lịch sử hình thành Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng khai sơn xây dựng từ năm 1780, do Hòa Thượng Thích Liễu Vũ – người thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 37 khi còn tu học tại Tổ Đình Thập Tháp đứng ra xây dựng, cải tổ từ một ngôi miếu cổ của làng. Công trình ban đầu xây dựng để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho nhân dân, phật tử địa phương. 

Diện tích chùa thuở khai đã khoảng 2000m2. Đến năm 1998, Đại Đức Thích Đồng Ngộ trụ trì đã tiến hành cải tổ, mở rộng thêm diện tích, có tổng diện tích là 10ha (bao gồm cả hạ tầng giao thông, khuôn viên). Năm 2013, một trận hỏa hoạn đã khiến một số công trình của chùa bị hư hại. Sau đó, các đại sư cùng người dân đã chung tay, góp sức để phục hồi, sửa chữa chùa để khôi phục cảnh quan đẹp mắt như hiện nay.

Trước 1906 vì không có tư liệu ghi chép nên không thể thống kê các đời trụ trì thời gian trước. Kể từ năm 1906 tính đến nay, chùa đã qua 14 đời trụ trì. Hiện chùa có đại đức Phước Quả làm viện chủ và đại đức Thích Đồng Ngộ làm trụ trì từ năm 1998 đến nay và họ đã có nhiều đóng góp tích cực cho Phật giáo nước nhà. Các hoạt động nổi bật từng diễn ra tại chùa phải kể đến như:

  • Tháng 7/2013: Đại đức Thích Đồng Ngộ tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại diện Việt Nam sang Bồ Đề Đạo Tràng – Ấn Độ công tác, thọ nhận Cung Nghinh xá lợi Phật về Việt Nam. Chuyến công tác do Liên Đoàn Phật Giáo thế giới tổ chức.  Xá lợi đã thọ nhận hiện được thờ, trưng bày tại Điện xá lợi chùa Thiên Hưng.
  • Tháng 7/2014: Đại Tăng Thống của hoàng gia Campuchia – ngài Tep Vong cùng tăng đoàn đã đến tham quan và trồng cây lưu niệm tại vườn Thiền Chùa Thiên Hưng thuộc chương trình ban giao kết bạn, tăng tình hữu nghị giữa 2 nước. 
  • Tháng 9/2014: vua sư của Lào – Hòa Thượng Phong Samaleuk cùng tăng đoàn đã đến chùa Thiên Hưng thăm và trồng cây lưu niệm qua sự thỉnh mời của bộ ngoại giao
  • Tháng 6/2016: chùa Thiên Hưng đã Cung Nghinh tượng Phật Ngọc về chùa để phật tử trong và ngoài nước đến chiêm bái trong gần 1 tháng thuộc chương trình hòa bình thế giới của nước Úc. Đồng thời điểm có tổ chức tại khuôn viên chùa nhiều hoạt động ý nghĩa như: triển lãm tranh đương đại Phật Giáo, pháp hội niệm Phật,…

    Vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trang của chùa Thiên Hưng 
    Vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trang của chùa Thiên Hưng

4. Vẻ đẹp của Chùa Thiên Hưng

4.a  Không gian chùa Thiên Hưng

Quần thể công trình chùa gòm tứ phía giáp ranh: phía Nam giáp khu đô thị Cẩm Văn mới, phía Bắc giáp ruộng lúa trú phú của dân làng Chánh Thạnh, phía Tây giáp địa phận sinh sống của làng Hưng Thạnh, phía Đông giáp quốc lộ 1A và một phần khu dân cư Cẩm Văn.

Khuôn viên chùa có nhiều chậu cây cảnh kết hợp tiểu cảnh vẫn thể hiện chủ đề Phật giáo lại tươi mát, thân thiện. Đặc biệt, khuôn viên chùa có hồ nước quanh năm thả sen, súng nở hoa thơm ngát, bao quanh là đồng lúa và khu dân cư nhưng không hề xô bồ, tấp nập, khiến du khách cảm nhận được sự dễ chịu, thư thản, an yên.

Chùa đã được chính Đại đức Thích Đồng Ngộ tự tay thiết kế quy mô khi tái tu bổ, sửa chữa. Công trình gồm có tổng 20 công trình lớn nhỏ: Tháp Đại Bảo Thiên Ứng 12 tầng, chánh điện chính 3 tầng, tăng xá 2 tầng, Điện Tây Phương bằng gỗ quý 2 tòa, nhà Truyền Thống 2 tầng, La Hán Đài 18 tượng La Hán đá sa thạch cao, nhà Phương Trượng cùng nhiều khu lưu trú cho các sư thầy, khách tăng, phật tử đến tu tập ở phía Đông.

Góc nhìn cảm nhận nét đẹp kiến trúc của chùa Thiên Hưng
Góc nhìn cảm nhận nét đẹp kiến trúc của chùa Thiên Hưng

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa Thiên Hưng là một trong những ngôi chùa tâm linh nổi tiếng bậc nhất của vùng đất Bình Định. Ngôi chùa không quá nguy nga, tráng lệ, mà là vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm, kết hợp nhiều công trình kiến trúc hiện đại thuộc quần thể tâm linh Linh Phong đặc trưng của tỉnh nhà.

Chùa Thiên Hưng cũng được nhắc đến khi thừa hưởng trọn vẹn nhiều nét đẹp kiến trúc phương Đông chùa chiền Đông Nam Á gần gũi, thân quen. Chùa có nhiều cột trụ, mái ngói đỏ nhọn hướng lên trên, cong cong như mái đình nhiều thế kỷ trước, chạm khắc tinh tế hình ảnh rồng phượng, hoa sen, Phật – Quan Âm,… trên nhiều chi tiết nhỏ tại chùa. 

Chùa Thiên Hưng bao quanh rất nhiều cây xanh tươi mát
Chùa Thiên Hưng bao quanh rất nhiều cây xanh tươi mát

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Thiên Hưng đẹp nhất

Bạn có thể ghé thăm ngôi chùa đẹp nhất Bình Định này bất cứ thời gian nào trong năm, vì mỗi mùa chùa lại có nét đẹp rất riêng. Bạn có thể đến khoảng tháng 5, tháng 6 dương lịch, đây là mùa chuẩn bị gặt lúa, bạn sẽ được ngắm nhìn các cánh đồng lúa rộng lớn vàng ươm trên đường đi vào chùa.

Bạn cũng có thể sắp xếp đến thăm chùa vào tháng 6, tháng 7 âm lịch, chùa tổ chức lễ Phật Đản vô cùng long trọng để người dân, phật tử tu tập có thể cầu nguyện, gửi nhiều lời chúc đến gia đình, những người sinh thành. Bạn cũng có thể đến thăm chùa những ngày đầu năm sau Tết Nguyên Đán, thời điểm chùa được trang hoàng rực rỡ nhất cả bên trong lẫn bên ngoài với hoa, lồng đèn,…

Chùa Thiên Hưng trang hoàng rực rỡ những ngày đầu năm
Chùa Thiên Hưng trang hoàng rực rỡ những ngày đầu năm

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Thiên Hưng

Ngôi chùa mới, không mang nhiều nét cổ kính như nhiều ngôi chùa cổ khác, tuy nhiên chùa Thiên Hưng vì sự hiện diện của Ngọc xá lợi nên vẫn luôn là một điểm đến linh thiêng, mỗi ngày thu hút hàng trăm đến hàng nghìn du khách tham quan, chiêm bái cầu nguyện bình an, may mắn.

Chùa cũng tổ chức các hoạt động Phật giáo lớn như các ngôi chùa khác gồm: Lễ hội Phật Đản ngày 13 đến 15 tháng 4 âm lịch; Lễ Vu Lan từ ngày 13 đến 15 tháng 7 âm lịch; … cùng nhiều hoạt động làm từ thiện, khóa tu tập cho phật tử, đại chúng.

Một góc thờ tự trong chùa Thiên Hưng Bình Định
Một góc thờ tự trong chùa Thiên Hưng Bình Định

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Thiên Hưng

  • Chùa Thiên Hưng mỗi ngày mở cửa đón khách từ 9h sáng đến 15h-16h chiều. 
  • Cơm chay miễn phí luôn được chùa phục vụ khung giờ từ 10h-12h, du khách muốn trải nghiệm, thưởng thức cơm chay cần đăng ký báo trước với nhà bếp chùa
  • Tham quan trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, nói chuyện với ngôn từ lịch sự.
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác, phóng uế
  • Không ngắt hoa bẻ cành lá của cây trong khuôn viên chùa. 
  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự, không quá màu mè, lòe loẹt 
  • Tiền cúng dường không đặt bừa bãi, cần bỏ vào thùng công đức
  • Không tùy ý chạm bất cứ đồ vật nào trong chùa, muốn quay phim, chụp ảnh quan cảnh trong chùa cần xin phép ban quản lý nhà chùa.

    Ăn mặc lịch sự khi đến chiêm bái tại chùa Thiên Hưng 
    Ăn mặc lịch sự khi đến chiêm bái tại chùa Thiên Hưng

Lời kết 

Chùa Thiên Hưng sở hữu kiến trúc phương Đông độc đáo, trang nghiêm, không khí trong lành, mát mẻ, quang cảnh thanh tịnh,… Đây đích thực là chốn an yên bạn không thể bỏ quan nếu có dịp ghé đến Bình Định hay tìm chốn bình yên sau mọi lo toan, bộn bề trong cuộc sống.

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -