Chùa Dâu Bắc Ninh – Ngôi Cổ Tự Lâu Đời Nhất Việt Nam

Chùa Dâu Bắc Ninh, hay còn gọi là chùa Cả, Cổ Châu tự,… Đây chính là ngôi chùa cổ, có niên đại lâu đời nhất, là nơi khởi nguồn Giáo lý nhà Phật xuất hiện tại Việt Nam. Hiện nơi đây là một trong những điểm đến tâm linh nổi bất nhất tỉnh Bắc Ninh, mỗi ngày thu hút nhiều lượt hành hương, tham quan của du khách, phật tử trong và ngoài nước. Bạn muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử gắn liền với văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng có tại ngôi chùa thì tham khảo thông tin bài viết.

1. Đôi nét về Chùa Dâu Bắc Ninh 

Chùa Dâu Bắc Ninh, còn được gọi là: chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự. Chùa tọa lạc tại Thôn 3, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thờ nữ thần Pháp Vân nên còn được gọi là chùa Pháp Vân. Chùa trước thuộc địa phận vùng đất Cổ Châu cũ nên mới có tên gọi là chùa Cổ Châu (Cổ Châu Tự).

Chùa là chùa Cả thuộc hệ thống chùa thờ Tứ Pháp xưa gồm: Pháp Vân chùa Dâu thờ Thần Mây, Pháp Vũ chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa, Pháp Lôi chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm, và chùa Phương Quan thờ các thần đại diện cho thiên nhiên phù hộ cư dân làm nông nghiệp trồng lúa nước. Năm 2013, chùa Dâu chính thức được ghi nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Chùa Dâu Bắc Ninh là trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam
Chùa Dâu Bắc Ninh là trung tâm Phật giáo xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu hiện tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay ngôi cổ tự này đã có gần 1800 năm tuổi. Chùa Dâu cách trung tâm TP.Bắc Ninh khoảng 20km. 

Du khách nếu khởi hành từ trung tâm thành phố tỉnh Bắc Ninh, cần đi qua cầu vượt Bồ Sơn, đi xuyên suốt tuyến quốc lộ 38, cho đến khi gặp ngã tư Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân thì rẽ trái để vào đường Lạc Long Quân. Đến đây du khách di chuyển thêm khoảng 10km nữa sẽ tới chùa Dâu. Thời gian di chuyển khoảng 20 phút. 

Du khách cũng có thể di chuyển đến chùa bằng phương tiện công cộng là xe taxi hay xe bus nếu muốn tích kiệm chi phí hơn. Đi xe taxi thì chỉ cần nói với tài xế địa điểm bạn muốn đến là được “tới nơi tới chốn”. Du khách đi xe bus thì hãy chọn tuyến 204 khởi hành từ trung tâm TP.Bắc Ninh, thời gian ngồi xe tầm 30 – 35 phút.

Chùa Dâu Bắc Ninh cách trung tâm TP.Bắc Ninh chừng 20km
Chùa Dâu Bắc Ninh cách trung tâm TP.Bắc Ninh chừng 20km

3. Lịch sử hình thành Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu được xây dựng từ những năm 187 – 226 sau Công nguyên, đến nay đã có gần 1800 năm tuổi – ngôi cổ tự đặt nền móng cho Phật giáo tại nước ta. Chùa chính là trung tâm thành cổ Luy Lâu thế kỷ thứ II trước đây, dưới thời Sĩ Nhiếp hiện giữ chức vị thái thú. Chùa thờ bà Pháp Vân, được nhân dân ta sùng bái là “người chị cả” trong bốn chị em trong hệ thống chùa Tứ pháp. 

Lịch sử chùa Dâu thời Bắc thuộc có rất ít tư liệu trong lịch sử Việt Nam hay thư tịch Trung Quốc ghi chép lại. Trong thời kỳ Bắc thuộc nghìn năm, Phật giáo mới đến Giang Đông. Một vị tổ sư thiền phái của Ấn Độ chạy sang Giao Châu lánh nạn đã truyền bá Phật giáo và làm trụ trì đầu tiên của chùa Dâu. 

Nhờ đó, phái thiền tông đã được truyền bá rộng rãi trên đất nước đến tận đời Trần, ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng nước ta và được chọn là Quốc giáo. Ban đầu, chùa Dâu chỉ là một trung tâm phật giáo Luy Lâu quy mô am, cốc nhỏ. Khi Phật giáo phát triển mạnh mẽ hơn ở Luy Lâu, các bậc cao tăng trụ trì cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương đã trùng tu chùa không ít lần để to đẹp hơn.

Đến thời phong kiến, giai đoạn nhà Lý- Trần, Phật giáo là quốc giáo, phát triển cực thịnh ở nước ta. Số lượng chùa chiền được xây dựng mới nhiều. Khi đó chùa cũng được quan tâm tu sửa, trùng tu lớn rộng hơn. Mãi đến năm 1752 sau nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Dâu Bắc Ninh mới có mặt trong sử sách.

Cuốn “Hiến cổ châu phật tổ nghi” và “Cổ châu pháp vân pháp vân phật bản hạnh” kể về lịch sử hình thành, xây dựng ngôi chùa do nhà sư Tính Mộ (1706-1775) trụ trì cùng nhiều môn đồ thực hiện. Tác phẩm còn nói về sự tích Man Nương và hệ thống Tứ Pháp tại nước ta. 

Đợt trùng tu lớn nhất cho chùa Dâu là năm 1313, vua Trần Anh Tông – Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đứng ra chỉ đạo sửa chữa. Tương truyền chùa được xây dựng thêm “tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp, chùa trăm gian”. Tuy nhiên đến nay chưa có tư liệu chính xác thể hiện công trình đúng với con số thống kê này. 

Tòa Thượng Điện 4 mái cong tạo khối bông sen được trạm trổ tỉ mỉ các hình Tứ linh (long-ly-quy-phụng) làm lại từ thời Lê Trung Hưng, tấm bia khối trụ tại cửa chùa dựng năm 1716 do gia đình ông Chánh trưởng Cao Đình Thuế xuất tiền hưng công tu sửa. Tháp trước sân nhà tiền đường xây dựng từ năm 1737- 1738, do nhà sư Tính Mộ đề xuất khởi công tu tạo. 

Quả chuông trong tháp đúc năm 1793 nhà Tây Sơn, bấy giờ được nhà sư Chiếu Tuyên trông coi. Chuông đồng lớn – Khánh đồng treo bên cạnh được đúc thời Minh Mạng 1818. Năm 1740, chùa Dâu từng bị hỏa hoạn, các sắc phong đời trước đã bị cháy hết. Năm 1741, chúa Trịnh Doanh đã ban sắc mới cho dân Khương Tự. Đợt trùng tu chùa lớn cuối cùng là năm 1918 từ triều vua Khải Định. 

Ngày 28/4/1962, chùa Dâu được nhà nước chính thức xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, theo quyết định số 313- VH/QĐ và thực hiện trùng tu ngay sau đó. Đợt trùng tu tiếp theo có quy mô nhất là năm 1975. Năm 2001 là lần trùng tu thứ 3 được Bộ văn hóa thông tin phê duyệt với kinh phí đến hàng chục tỉ đồng.

Chùa Dâu Bắc Ninh đã gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử Việt Nam
Chùa Dâu Bắc Ninh đã gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử Việt Nam

4. Vẻ đẹp của Chùa Dâu Bắc Ninh

4.a  Không gian Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu được xây dựng trên một khu đất cao, rộng, thiên thời địa lợi, tốt về phong thủy. Sân chùa có giếng nước, phía trước cổng chùa có ao làng, sân chùa lớp gạch đất đỏ, mái chùa lợp ngói đỏ, đều là những khung cảnh gần gũi, quen thuộc với thôn quê phía Bắc nước ta. Cảnh quan chùa cổ kính, thanh tịnh, các tường vách phủ rêu phong ghi nhận dấu ấn của thời gian. 

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa Dâu là sự giao thoa độc đáo của Phật giáo du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc và vvăn hóa dân gian cổ truyền Việt Nam. Chùa xây theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”, đây là thiết kế đặc trưng các công trình miếu thờ, chùa cổ tại Việt Nam phong kiến. Chùa có diện tích hơn 177m2, chùa được bao quanh bởi bốn bức tường và các tường bên trong tạo hình chữ quốc. 

Chùa in đậm kiến trúc và điêu khắc thời Lý – Lê – Nguyễn. Chùa có tháp Hòa Phong 17m 3 tầng nằm giữa sân trước tiền đường. Tháp xây hoàn toàn từ gạch đất nung, bên trong đặt chuông và khánh. Các góc tháp đặt tượng thờ “Tứ vị Thiên Vương” thể hiện các vị Thiên Tướng cai quản bốn phương trời.

Tượng nữ thần Pháp Vân tại chùa 
Tượng nữ thần Pháp Vân tại chùa

Ngoài ra, chùa còn có vườn tháp có tổng 8 tháp đại diện cho các đời  sư trụ trì và hòa thượng từng tu tại chùa từ thế kỷ 14 – thế kỷ 19 trong khuôn viên. Tiền đường có 7 gian chính, rộng rãi, đúc tượng thời Nguyễn gồm: tượng Hộ Pháp, Bát Bộ Kim Cương, Đức Ông, Đức Thánh Hiền tạo hình từ gỗ sinh động. 

Kế tiếp là nhà thiêu hương, cùng nơi thờ Thập điện Diêm Vương, người có công tu sửa chùa lớn nhất – trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà. Thượng điện cao nhất, mái cong tạo hình bông sen, chạm trổ tứ linh tinh xảo, bên trong đặt tượng nữ thần Pháp Vân – chị cả của Tứ Pháp, vị thần được chùa Dâu thờ tự chính. 

Bên tay trái bà Pháp Vân là tượng bà Pháp Vũ, bên dưới thờ tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ và hộp Thạch Quang – viên đá có trong tích bà Man Nương và con gái tăng sĩ Ấn Độ Khâu Đà La gắn liền với chùa. Dọc hai dãy hành lang là 18 pho  tượng La Hán nối liền tiền thất đến hậu đường từ tiền đường với nhiều tư thế khác nhau. Ngoài ra, phần hậu điện còn thờ tự Bồ Tát, Tam Thế, Đức Ông, Thánh Tăng,… đều có ý nghĩa lớn trong Phật pháp.

Chùa Dâu Bắc Ninh là danh lam bậc nhất xứ Kinh Bắc.
Chùa Dâu Bắc Ninh là danh lam bậc nhất xứ Kinh Bắc.

 5. Thời điểm ghé thăm Chùa Dâu Bắc Ninh đẹp nhất

Chùa có vị trí thuận lợi nhất đất Kinh Bắc xưa, mưa thuận gió hòa, cây cối quanh năm tươi tốt. Do đó, du khách có thể ghé đến chùa bất kỳ thời điểm nào trong năm, theo sự sắp xếp của bản thân. Du khách có thể đến vào các tháng đầu năm để cầu an, cầu một năm thuận lợi, sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Du khách cũng có thể đến vào các ngày mồng 1 hay Rằng trong tháng để chiêm bái các vị thần tại chùa, xin may mắn cho cuộc sống, công việc hay tìm về sự thanh tịnh tâm hồn. Du khách muốn tham dự lễ hội chùa Dâu nổi tiếng, hãy ghé đến vào ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 âm lịch hằng năm.

Lễ hội Chùa Dâu Bắc Ninh 
Lễ hội Chùa Dâu Bắc Ninh

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Dâu Bắc Ninh

Nơi chùa tọa lạc là trung tâm thành cổ Luy Lâu xưa, do đó ngoài các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo thông thường là tụng kinh, chiêm bái hương nhanh các vị thần, Phật tại chùa thì chùa cũng có tổ chức các lễ lớn. Bao gồm:

  • Lễ hội ngày sinh Phật Mẫu Man Nương ngày 17 tháng giêng âm lịch hàng năm
  • Lễ hội chùa Dâu ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 âm lịch hằng năm, trùng với dịp lễ Phật Đản được tổ chức lớn trên cả nước
  • Lễ cầu An đầu năm ngày 4 và ngày 5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm
  • Lễ Tết Nguyên Tiêu Rằm Tháng Giêng Âm Lịch
  • Lễ Vu Lan ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm.

    Lễ rước kiệu trong hội Chùa Dâu Bắc Ninh 
    Lễ rước kiệu trong hội Chùa Dâu Bắc Ninh

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Dâu Bắc Ninh

Khi tham quan chùa, du khách cần chú ý những điều sau:

  • Đến chùa đi vào cửa phải, đi ra cửa trái của cổng Tam Quan, không đi cửa giữa.
  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự, màu sắc nhẹ nhàng
  • Không nói to, cười đùa
  • Không vứt rác bừa bãi, ngắt hoa lá bẻ cành cây tại chùa hay lấy/cầm bất cứ đồ vật gì tại chùa.
  • Không chạm/sờ hay leo trèo lên các bức tượng, tháp tại chùa.

    Chùa Dâu Bắc Ninh
    Chùa Dâu Bắc Ninh

Lời kết 

Chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng, được biết đến vì có niên đại lâu đời nhất Việt Nam, chùa còn là chứng nhân cho lịch sử và đã giữ gìn nguyên vẹn được nhiều giá trị về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, bản sắc dân tộc ta. Hãy ghé đến ngôi chùa đại diện cho niềm tự hào đất Kinh Bắc này nếu bạn muốn tìm hiểu về cội nguồn Phật giáo Việt Nam, về di sản đất nước, văn hóa dân tộc nhé!.

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -