Chùa Phước Huệ Bảo Lộc – viên ngọc giữa phố cao nguyên

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc nằm giữa lòng thành phố, mang kiến trúc Bắc Tông độc đáo với nhiều công trình đẹp mắt, nên đã thu hút nhiều du khách, Phật tử gần xa. Bạn đang quan tâm đến ngôi cổ tự tại thành phố hương trà này, hãy tham khảo bài viết để có thật nhiều thông tin, giúp bạn có chuyến viếng thăm chùa ý nghĩa, thuận lợi hơn. 

1. Đôi nét về Chùa Phước Huệ Bảo Lộc 

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc thuộc thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ngôi chùa tọa lạc trên đường Trần Phú, luôn đông đúc, nhộn nhịp vì gần khu dân cư nhưng vẫn có sự yên bình, thanh tịnh lạ thường khi đặt chân đến. Chùa có diện tích rộng lớn, lối kiến trúc Bắc Tông ấn tượng, tổ chức nhiều hoạt động Phật giáo ý nghĩa. 

Chùa từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và thu hút nhiều du khách hành hương, du khách, phật tử gần xa ghé thăm, chiêm bái. Vào các ngày lễ lớn, chùa đón nhận đông đảo người dân, phật tử, du khách, như một địa điểm danh lam thắng cảnh du lịch hút khách của tỉnh Lâm Đồng.

Cảnh chùa Phước Huệ Bảo Lộc vô cùng thanh tịnh, yên bình
Cảnh chùa Phước Huệ Bảo Lộc vô cùng thanh tịnh, yên bình

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chùa tọa lạc tại số 695 trên đường Trần Phú, gần quốc lộ 20, thuộc địa phận thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Chùa gần khu dân cư và trung tâm thành phố, nên đường xá di chuyển đến chùa rất bằng phẳng, dễ đi. Tuy nhiên, thị xã có địa hình đặc trưng Di Linh đồi núi cao nguyên, có nhiều đường đi khúc khuỷu và con dốc cao. 

Du khách, phật tử có thể ghé thăm chùa Phước Huệ bằng phương tiện cá nhân hay thuê xe du lịch, xe dịch vụ. Chùa cách trung tâm thành phố Bảo Lộc chỉ khoảng 7km về phía Tây, xuất phát từ đây, bạn có thể tham khảo cung đường như sau:

Khởi hành từ đường Cao Bá Quát, đi về phía Tây, rẽ trái để tiến vào đường Lý Thường Kiệt. Đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng hãy rẽ trái và di chuyển thêm 2,1km. Đến một vòng xuyến, hãy rẽ vào đường Hồng Bàng và đi thẳng. Bạn sẽ gặp một vòng xuyến thứ 2, rẽ vào đường 20/3, đi thẳng thêm gần 300m. Đến một ngã tư giao với QL 20, hãy rẽ trái và di chuyển thêm hơn 100m thì bạn sẽ thấy cổng chùa bên phía tay trái.

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc nằm giữa khu dân cư thị xã đông đúc
Chùa Phước Huệ Bảo Lộc nằm giữa khu dân cư thị xã đông đúc

3. Lịch sử hình thành Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chùa thuộc phái Bắc tông, được khởi dựng xây từ năm 1936, ban đầu chỉ là một thảo am vách tre mái tranh do các Phật tử tại địa phương để có nơi thờ tự Phật. Đến năm 1945, ngôi thảo am đã được nâng cấp thành ngôi chùa nhỏ làm từ gỗ ván, do ông Nguyễn Đình Tín – Chi hội trưởng chùa Phật học Kon hin B’lao khởi xướng, thay tên thành Phước Huệ. 

Cuối năm 1948, chùa nhận vị  trụ trì đầu iteen là Thầy Thích Đường Hạnh do Hội Phật học Trung Việt đề cử. Năm 1952,  Phật tử chùa đã quyên góp vật dụng bằng đồng, vàng để đúc đại Hồng Chung (chuông) nặng 265,5kg, sau đó thỉnh chuông từ Đà Lạt về Bảo Lộc (ngày 27 – 01 – 1953).

Các đời trụ trì kế tiếp của chùa là: Thích Viên Nhơn, Thích Phước Nhơn, Thích Tín Tấn. Đến năm 1968, thầy Thích Thiện Giải – Chánh đại diện Phật giáo tỉnh đã quan tâm tu sửa ngôi chùa để thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt Phật giáo tổ chức trong tỉnh.

Nắm 1988, HT.Thích Thái Thuận kế nhiệm chức vụ trụ trì và năm 1990 người cho xây dựng nhà Linh, đại trùng kiến trúc toàn bộ ngôi chùa. Tháng 02 năm 1992, chùa tổ chức trọng thể lễ đặt đá trùng kiến chùa. Đồng thời xây mới tòa chánh điện bê-tông cốt thép, rộng 19m, dài 40m, tầng trên thờ Phật, tầng dưới sử dụng làm giảng đường, 2 bên bố trí tháp đại hồng chung và trống, ở giữa là tháp Đa Bảo 34 mét. 

Năm 1994, chùa xây dựng Tăng đường khang trang. Năm 1996, triển khai xây dựng cổng đá tam quan và đúc tượng đồng đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 3,1m, nặng 2,7 tấn và đại hồng chuông 1100 kg, chuông gia trì 220 kg, báo chuông nặng 110 kg. 

Năm 1997, chùa đắp tượng đài Di Lặc cao 3,5m ở sân trước chùa và bài trí, nâng cấp Phật điện rộng rãi, bài trí tôn nghiêm hơn với chính giữa tôn trí đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền. Ngày 24/06/2001, Chùa tổ chức lễ cung đón Xá lợi Phật từ Thái Lan rất trọng thể.

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc hienj là điểm đến tâm linh thu hút du khách nhất
Chùa Phước Huệ Bảo Lộc hienj là điểm đến tâm linh thu hút du khách nhất

4. Vẻ đẹp của Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

4.a  Không gian Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chùa Phước Huệ tọa lạc trên một thị xã cao nguyên, giữa vùng núi rừng bạt ngàn, bao quanh nhiều cánh rừng xanh ngát. Chùa có diện tích và quy mô rộng lớn, gần khu dân cư đông đúc. Chùa có chiều dài 40m, chiều ngang 19m, không gian thoáng đãng . 

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa được thiết kế, xây dựng đậm chất kiến trúc trường phái Bắc Tông. Gian thờ chính điện, gian tầng trên là thờ Phật, gian dưới là nơi thầy trụ trì giảng pháp, làm việc trước các tăng ni, Phật tử. Phía hai bên đặt trống và tháp đại hồng chung  cùng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Bồ tát Văn Thủ và Bồ tát Phổ Hiền. 

Không gian chính điện bài trí rất nhiều bức phù điêu với nội dung kể về sự tích, các câu chuyện gợi nhớ về chư Phật và Bồ Tát. Điểm nhấn nữa của ngôi chính điện là tháp Đa Bảo cao 34m. Trước khuôn viên chùa có tượng Phật Di Lắc đồng đúc cao 3,5m, ngụ ý mong dân chúng luôn có cuộc sống luôn vui vẻ, an lạc, bình yên. Tăng đường kích thước 11m và 24m, rất rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm.

Chánh điện Chùa Phước Huệ Bảo Lộc 
Chánh điện Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Phước Huệ Bảo Lộc đẹp nhất

Bạn có thể ghé đến thăm chùa mọi thời điểm trong năm, vì chùa nằm ở thị xã, không phải đi qua đèo dốc khó khăn, không gian rộng rãi, có nhiều cây má. Thời điểm chùa có lượng du khách, phật tử ghé đến chiêm bái, tham quan nhất là 3 tháng đầu năm hay tháng 7-8 âm lịch, mùa lễ Vu Lan. 

Du khách nếu muốn tham quan, tìm hiểu rõ hơn về kiến trúc chùa, tìm thấy khoảng riêng bình yên thì hãy đến thời điểm chùa vắng để ghé thăm. Thời điểm ít người tại chùa là khoảng từ tháng 4 -5, tháng 8 – 9 dương lịch, đặc biệt các ngày trong tuần. Du khách có thể lựa chọn vì ngày cuối tuần chùa cũng được đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa ghé đến khá đông.

Các công trình nổi bật có tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc 
Các công trình nổi bật có tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chùa không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Lâm Đồng, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quen thuộc của Tăng Ni, Phật tử, du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái mỗi ngày. Đặc biệt các ngày cuối tuần, hàng trăm Phật tử tại địa phương sẽ tụ hội tại chùa để nghe trụ trì giảng pháp, chứng kiến lễ thọ bát quan trai giới, sinh hoạt gia đình phật tử… 

Chùa cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu tập vào mùa hè để gia đình phật tử đăng ký cho thanh thiếu niên, các bạn trẻ có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về phật pháp hay muốn tìm ý nghĩa của cuộc đời. Chùa cũng có tổ chức từ thiện giúp người dân vùng bão lũ, các gia đình khó khăn trong đợt dịch covid vì mất thu nhập, … Chùa cũng luôn tổ chức long trọng nhiều lễ hội lớn có ý nghĩa trong Phật giáo như:

  • Lễ Cầu An: ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm.
  • Lễ hội Phật Đản: ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
  • Lễ hội Vu Lan: ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm.
  • Ngày Lễ Hội Quán Âm ngày 19 tháng 9 hàng năm.
  • Lễ hội Tạ ơn: ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.

    Lễ Dâng Y của các Phật tử tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc 
    Lễ Dâng Y của các Phật tử tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Chùa là trung tâm tín ngưỡng, văn hóa linh thiêng, nên du khách khi đến tham quan, chiêm bái hãy chú ý các điều sau:

  • Chú ý chọn trang phục gọn gàng, lịch sự, màu sắc trang nhã. 
  • Nói năng khiêm tốn, lịch sử, đi đứng nhẹ nhàng 
  • Không tùy ý chạm, lấy, cất giữ món đồ của chùa
  • Giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi quy định
  • Không đốt vàng mã, thắp hương, rải tiền vàng bừa bãi
  • Không dẫm đạp lên cây cỏ, tường vách, các công trình trong chùa.

    Một góc yên bình tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc 
    Một góc yên bình tại Chùa Phước Huệ Bảo Lộc

Lời kết 

Chùa Phước Huệ Bảo Lộc đã trải qua nhiều biến cố, nhiều lần tu sửa tôn tạo để có diện mạo khang trang, mang đậm kiến trúc tâm linh độc đáo như hiện nay. Du khách hãy đến với chùa để chiêm bái Phật, vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng những tác phẩm Phật giáo linh thiêng có tại chùa và được hòa mình cùng sự yên bình, thanh tịnh nơi đây. 

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -