Chùa Bằng Linh Tiên Tự hơn 400 tuổi giữa Thủ Đô

Chùa Bằng Linh Tiên Tự hơn 400 tuổi giữa Thủ Đô

Chùa Bằng Linh Tiên Tự  là một ngôi chùa linh thiêng, được coi là ngôi tự cổ nhất tại Hoàng Mai, Thủ đô Hà Nội. Chùa đã có bề dày lịch sử hơn 400 năm, đã chứng kiến biết bao sự kiện trong lịch sử, trải qua nhiều thăng trầm cùng đất nước, có nhiều đóng góp tích cực vào nền Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn hơn. Hãy cùng khám phá về ngôi chùa này qua thông tin bài viết sau nhé!

1. Đôi nét về Chùa Bằng Linh Tiên Tự  

Chùa Bằng Linh Tiên Tự, còn có tên gọi khác là Chùa Bằng A, Chùa Linh Tiên. Ngôi chùa tọa lạc tại Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Cho đến nay, chùa đã có hơn 400 năm bề dày lịch sử, có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Chua mỗi ngày đón lượng quan tâm, ghé thăm, chiem bái củ rất nhiều du khách và phật tử gần xa.

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

Chùa Bằng Linh Tiên tự được xây dựng tại Số 63, Phố Bằng Liệt, thôn Bằng A, thuộc địa phận phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa rộng lớn, vị trí gần sông Tô Lịch, thuộc sơn môn pháp phái Lâm Tế. 

Chùa thuộc một quận nội thành Hà Nội, nên cách trung tâm Thủ đô không xa. Du khách có thể đến đây bằng phương tiện cá nhân, đi bằng taxi, xe máy dịch vụ,… Tuyến đường đến chùa chỉ cần đi theo đường Giải Phóng, đến đường Nguyễn Hữu Thọ, tổng đường di chuyển 9,9 km, mất 30 – 45 phút di chuyển tùy mật độ giao thông.

Bạn cũng có thể di chuyển đến chùa từ phố Trịnh Đình Cửu, di chuyển đến hết đường dài 9,3 km, tốn khoảng 40 – 53 phút di chuyển. Bạn nếu không có nhiều am hiểu về đường xá Thủ đô, nên đặt xe dịch vụ để được đưa đón đến tận nơi, tiết kiệm thời gian nhất.

Du khách có thể đến chùa Bằng Linh Tiên Tự với phương tiện cá nhân
Du khách có thể đến chùa Bằng Linh Tiên Tự với phương tiện cá nhân

3. Lịch sử hình thành Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

Chùa Bằng Linh Tiên Tự trải qua lịch sử lâu đời, có nhiều thăng trầm và đóng góp quan trọng đến nền văn hóa và tôn giáo của Thủ Đô nói riêng và đất nước nói chung. Ngày chính thức thành lập chùa không có bất kỳ tài liệu nào ghi chép, nhưng thời gian xây dựng chùa khoảng trước năm 1617. Chùa xây dựng trên diện tích rộng lớn đến 14ha, kết cấu hình chữ “Công”. 

Thời kỳ Hậu Lê, chùa Bằng thuộc địa phận xã Bình Liệt, huyện Thanh Trì của phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam xưa. Trên tấm bia “Tu tạo Linh Tiên tự bi ký” và tấm bia “Linh Tiên tự ký” đã ghi chép thì chùa đã từng được trùng tu do Thiền sư chủ trì Huệ Nguyên (Nguyễn Văn Tông). Lần trùng tu vào tháng 11 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Hoằng Định thứ 18 (năm 1617). 

Lần tu sửa tiếp theo là vào năm 1654 do Thiền sư chủ trì Tự Huệ Quảng (Lê Khả Đắc) cùng sự đóng góp ngân sách của nhiều gia đình để xây dựng nên tiền đường, thiêu hương, thượng điện,… Đây là lần trùng tu lớn nhất, đem lại diện mạo khăng trang cho chùa đến hiện nay. 

Từ thế kỷ XIX, chùa Bằng Linh Tiên Tự bắt đầu nổi tiếng, được nhiều người dân xung quanh biết danh và đến hoạt động tôn giáo, tin ngưỡng, tham gia từ thiện. Chùa cũng là điểm được nhiều vị sư trụ trì và phật tử đến để tu học, tham gia các nghi lễ Phật giáo lớn.

Chùa đã tường có nhiều thiệt hại trong những năm chiến tranh, kháng chiến chống Pháp và Mỹ và trải qua nhiều lần phục dựng. Đầu thế kỷ XXI, chùa trải qua quá trình tu sửa, nâng cấp lại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh cho du khách, phật tử tứ phương tốt hơn. 

Chùa đã qua rất nhiều đời trụ trì cùng nhiều biến động lịch sử, nhiều mốc thăng trầm khi xã hội thay đổi. Một số trụ trì nổi bật tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự gồm: Sư tổ Tự Huệ Nguyên (Nguyễn Văn Tông), Sư tổ Tự Huệ Quảng (Lê Khả Đắc), Sư tổ Tự Như Liên (Bất Trược Thủy), Thiền sư Tự Như Tâm (Trí Giác hòa thượng), … Từ năm 1996 đến nay, vị trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – một nhà tu học am hiểu Phật giáo, đã có nhiều đóng góp đáng kể trong phát triển Phật giáo Việt Nam.

Hiện chùa Bằng Linh Tiên Tự vẫn đóng vai trò quan trọng là nơi tôn nghiêm để người dân, phật tử, du khách tứ phương đến cầu nguyện, tu học, thực hành đạo Phật, có nhiều đóng góp cho văn hóa, cộng đồng Phật giáo Hà Nội. Đây cũng là điểm đến được thu hút du khách nước ngoài khi muốn khám phá kiến trúc và Phật giáo Việt Nam.

Khuôn viên chùa Bằng Linh Tiên Tự  
Khuôn viên chùa Bằng Linh Tiên Tự

4. Vẻ đẹp của Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

4.a  Không gian Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

Chùa xây dựng trên diện tích rộng lớn giữa lòng Thủ đo, nhìn về phía tây hướng ra sông Tô Lịch. Chùa được xây dựng trên hệ thống “móng treo” với hàng trăm viên gạch vồ đậm kiến trúc thế kỷ XV-XVI. Trong đợt trùng tu gần nhất, mái gỗ lợp ngói cổ truyền nhiều công trình đã được thay bằng bê tông cốt thép. 

Sau lưng toà Tam bảo, nhà thờ Tổ có kiến trúc độc đáo khi có đến 6 hàng cột lớn làm từ gỗ lim kiên cố. Khuôn viên chùa có vườn tháp Tổ, nhà Tăng, tượng Tam Thế Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng, Hộ Pháp, … cùng nhiều hoành phi, câu đối, cửa võng, sơn thếp vàng,… tại nhiều vị trí, thể hiện những nét đặc sắc nhất của Phật giáo nước nhà các thế kỷ trước. 

Từ năm 2003, chùa có thêm các công trình: nhà Giảng Kinh, tháp Báo Ân 13 tầng, tượng Quán Thế Âm, 32 hóa thân, 12 đại nguyện của Bồ Tát, 18 tượng A La Hán, nhà Tổ, tăng xá, khách đường, gác chuông đúc đúc đại hồng chuông 950 kg. Bước đến chùa, du khách sẽ thấy không gian vô cùng uy nghiêm, trang trọng lại có sự xen lẫn cả vẻ đẹp cổ kính và Phật giáo hiện đại.

Một góc tại khuôn viên chùa Bằng Linh Tiên Tự
Một góc tại khuôn viên chùa Bằng Linh Tiên Tự

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Trải qua thời gian hơn 400 năm hình thành, phát triển, chùa Linh Tiên đã gìn giữ trọn vẹn nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật của nhiều thế kỷ trước và kiến tạo mới nhiều công trình để đáp ứng nhu cầu chiêm bái, tín ngưỡng các tăng ni, phật tử tư phương. 

Các công trình kiến trúc nghệ thuật chính, đặc sắc nhất tại chùa gồm:

  • Tòa thượng điện là công trình trung tâm, nơi đây thờ Tam bảo 
  • Nhà thờ Tổ xây dựng bằng gỗ lim cùng hệ thống 6 hàng cột kiên cố
  • Vườn chùa có 6 ngôi tháp để thờ chư vị tổ sư, giác linh
  • Công trình Bảo tháp Báo Ân 370 tuổi có tượng Phật làm bằng đồng nhiều nhất Việt Nam (104 tượng). Tháp có thiết kế thân Tháp Bát giác (Bát Chính Đạo), cửa 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, đường kính 1m, cao 45m – 13 tầng tượng trưng cho 45 năm thuyết pháp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 
  • Xung quanh bài trí 18 pho tượng La hán ngồi thẳng hàng, điêu khắc sinh động và rõ nét với đầy đủ sắc thái cảm xúc của một kiếp sống chúng sinh trong luân hồi sinh tử.
  • Quan Âm viên bố trí 45 pho tượng gồm chính thân và 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn cùng 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Ý nghĩa của công trình là nói lên tinh thần cứu khổ, cứu rỗi chúng sinh của Bồ tát Quán Thế Âm.

    Bảo tháp Báo Ân 13 tầng tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự về đêm 
    Bảo tháp Báo Ân 13 tầng tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự về đêm

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Bằng Linh Tiên Tự  đẹp nhất

Chùa nằm giữa đô thị Thủ Đô, hệ thống giao thông dễ di chuyển nên du khách có thể ghé thăm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Không gian chùa rộng, nhiều cây xanh, cổ thụ đem đến  không gian tươi mát, không khí trong lành. Bạn có thể lựa chọn đến đây những ngày đầu năm hay mồng 1, ngày Rằm mỗi tháng để chiêm bái, cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.

Một thời điểm khác rất có ý nghĩa là tháng 7-8 âm lịch, mùa lễ Vu Lan, để được tham gia nhiều hoạt động tín ngưỡng lớn, đặc sắc. Du khách nếu muốn thắng cảnh là chính, hãy lựa chọn các thời điểm vắng khách như: tháng 4 -5, tháng 8 – 9. Không gian chùa yên tĩnh, tươi mát, xua đi cái nắng hè gay gắt, giúp du khách có thể thoải mái ngắm nhìn các công trình Phật giáo và tìm hiểu về văn hóa tín ngưỡng tại đây trọn vẹn hơn.

Hoạt động Cầu an đầu năm và Đại lễ Phật Đản tại chùa Bằng Linh Tiên Tự  
Hoạt động Cầu an đầu năm và Đại lễ Phật Đản tại chùa Bằng Linh Tiên Tự

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

Chùa không chỉ xây dựng nên là nơi thờ phụng Phật tổ, các vị A La Hán, Thánh thần, Quan Thế Âm,… để phật tử, du khách đến chiêm bái, cầu nguyện. Chùa còn tổ chức nhiều khóa tu tập dành cho thanh thiếu niên, người trẻ tuổi để lan truyền những ý nghĩa nhân sinh trong phật giáo, khai sáng tâm trí thế hệ trẻ của đất nước. 

Các khóa tu này đã được chùa triển khai đến nay 10 năm, chủ yếu vào mùa hè và luôn đón nhận được nhiều đơn đăng ký tham gia của phụ huynh và bản thân các phật tử trẻ tuổi. Khóa tu ngoài giảng giải về Phật pháp, cũng tổ chức hoạt động vui chơi, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh cho các phật tử tham gia. 

Các ngày lễ lớn, trọng đại có ý nghĩa trong Phật giáo như: Lễ hội Phật Đản, Lễ hội Vu Lan, Lễ hội Tạ ơn, Lễ Cầu An đầu năm,… cũng được chùa tổ chức thường niên. Các sự kiện này đón nhận sự tham gia của nhiều sư thầy, tăng ni, phật tử, du khách tứ phương rất đông đảo.

Đại Lễ Phật Đản tổ chức tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự 
Đại Lễ Phật Đản tổ chức tại Chùa Bằng Linh Tiên Tự

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Bằng Linh Tiên Tự 

  • Thời gian mở cửa không giới hạn, nhưng du khách nên đến trong giờ hành chính để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt các quý thầy.
  • Đến chùa ăn mặc lịch sự, đặt giày dép bên ngoài chánh điện, phát ngôn nhỏ nhẹ, không dùng câu từ phản cảm
  • Không tự tiện sờ, chạm hay cầm lấy bất kỳ đồ vật nào có tại chùa
  • Nghiêm cấm hành vi buôn bán, trộm cắp, móc túi tại khuôn viên chùa.

    Một khóa tu tập Bát Quan Trai tại chùa Bằng Linh Tiên Tự  
    Một khóa tu tập Bát Quan Trai tại chùa Bằng Linh Tiên Tự

Lời kết 

Chùa Bằng Linh Tiên Tự với bề dày lịch sử phát triển với hoằng pháp độ sinh, không gian rộng, thoáng đãng nên là điểm đến lý tưởng khi du khách muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam, tìm sự bình yên trong tâm hồn. Chùa Bằng cho đến nay đã là một trong các trung tâm hoằng pháp nổi tiếng, quan trọng tại Hà Nội, thường xuyên tổ chức các khóa tu tập hàng tháng để Phật tử, thanh thiếu niên tứ phương tìm được giá trị đích thực về đạo đức, nhân cách, lòng hiếu thảo,… Đây chính là những hành trang để phật tử hướng đến cuộc sống an yên, hạnh phúc hơn. 

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -