Chùa Cao Linh – Cổ tự 300 tuổi giữa lòng đất Cảng

Chùa Cao Linh là một điểm danh thắng nổi tiếng tại Hải Phòng, sở hữu kiến trúc cổ kính, nhiều công trình tráng lệ và cảnh quan thoáng đãng. Ngôi cổ tự 300 năm tuổi này vẫn rất thu hút khách tham quan hay các phật tử tứ phương đến khi muốn tìm một chốn thanh tịnh, yên tĩnh giữa lòng đất cảng. Trong bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ về ngôi chùa cổ kính này nhé! 

1. Đôi nét về Chùa Cao Linh  

Chùa Cao Linh, hay còn gọi là chùa Bạch Đằng Giang. Đây là ngôi cổ tự có nhiều năm tuổi nhất tại Hải Phòng đất Cảng. Chùa khôn chỉ gây chú ý vì cổ kính, niên đại phát triển lâu đời, mà còn có nét kiến trúc độc đáo, không gian chùa thoáng đãng, nên thu hút hàng triệu du khách nước ngoài và phật tử trong nước ghé thăm, tham quan mỗi năm.

Chùa có sự hòa hợp giữa kiến trúc truyền thống Phương Đông và văn hóa hiện đại tráng lệ. Vẻ đẹp rất khác biệt so với nhiều ngôi chùa tại địa bàn Hải Phòng. Đây luôn là trung tâm văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân, những người “con Phật” từ nội ngoại thành phố và các khu vực lân cận, là điểm nhấn nổi bật nhất hệ thống danh thắng du lịch núi Voi nổi tiếng.

Kiến trúc uy nghiêm của chùa Cao Linh 300 năm tuổi
Kiến trúc uy nghiêm của chùa Cao Linh 300 năm tuổi

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Cao Linh 

Chùa Cao Linh thuộc địa phận thôn Bắc Hà – xã Bắc Sơn – huyện An Dương – TP. Hải Phòng. Chùa không thu vé vào cửa, không thu bất kỳ dịch vụ nào, lại phục vụ du khách cả ngày, nên là điểm đến sinh hoạt tín ngưỡng thường xuyên của người dân địa phương. 

Chùa Cao Linh ở cửa ngõ phía Tây TP.Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Du khách muốn đến ghé thăm chùa, vọng bái có thể lựa chọn di chuyển như sau:

  • Di chuyển với xe máy, ô tô cá nhân

Từ trung tâm thành phố Hải Phòng, đi men theo đường Đình Đông hướng đến Lạch Tray. Tiếp đó rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh, đi thêm chừng 10km thì rẽ vào QL10. Hãy đi thêm 1km, thì chú ý phía bên tay trái quốc lộ, nếu thấy công trình chùa đồ sộ thì rẽ vào, đã đến chùa Cao Linh. 

  • Di chuyển bằng xe dịch vụ

Du khách có thể đặt/bắt xe dịch vụ, xe công nghệ taxi, grap,… và yêu cầu điểm đến là chùa Cao Linh. Tài xế am hiểu đường khu vực, sẽ đưa bạn đến đó nhanh nhất có thể. Từ trung tâm thành phố đến đây mất chừng 25 – 30 phút ngồi xe. 

  • Di chuyển đến chùa bằng xe bus

Du khách không có phương tiện cá nhân, muốn tiết kiệm chi phí di chuyển hơn, hãy bắt tuyến xe bus 07 hướng đi về ngoại thành huyện An Dương, Hải Phòng. Hãy nhờ sự gợi ý điểm xuống với tài xế, phụ xe để xuống chùa Cao Linh đúng bến nhất.

Cổng chùa uy nghiêm, bề thế của chùa Cao Linh  
Cổng chùa uy nghiêm, bề thế của chùa Cao Linh

3. Lịch sử hình thành Chùa Cao Linh 

Chùa Cao Linh có diện tích tổng thể đến 49.000m2, đã được xây dựng cách đây hơn 300 năm. Công trình sơ khai chỉ có 3 gian tiền đường, 5 gian nhà tổ, 3 gian nhà bếp, 2 gian hậu cung dạng cấp 4 mái thấp. Chùa được dòng họ Lê Văn tại làng Hà Liên, đời Hậu Lê xây dựng để phục vụ nhu cầu lễ bái tu tập của gia đình và đệ tử địa phương.

Năm 1946, chùa là địa chỉ nuôi giấu cán bộ cách mạng Việt Minh và dự trữ lương thực, phục vụ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Năm 1947, chùa từng bị giặc Pháp thiêu đốt gây thiệt hại 20 gian nhà, sau khi phát hiện vai trò nuôi cấp cách mạng, trữ lương thực. 

Năm 1980, sau ba thế hệ trụ trì, Hòa Thượng Thích Thanh Sự viên tịch thì chùa tạm thời không có tăng ni nên không có trụ trì kế vị, khiến hoằng dương Phật Pháp này bị xuống cấp nghiêm trọng khi không có người chăm sóc. Đến năm 2001, Thượng Tọa Thích Thanh Giác–phó trưởng trị sự Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng đã nhận kiêm nhiệm trụ trì chùa cùng chức vị trụ trì chùa Phổ Chiếu, Hải Phòng. 

Sau đó, chính quyền địa phương cùng Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội và Phật tử, nhân dân địa phương đã đồng lòng lên kế hoạch và thực hiện trùng tu một số công trình chùa, đặc biệt là Bảo Điện. Đồng thời chuyển hướng chùa từ hướng Tây sang hướng Nam và giữ nguyên vị trí đến hiện nay.

Cuối năm 2006, Đại đức Thích Giác Nghiên là đệ tử của Thượng Tọa Thích Thanh Giác sau khi hoàn tất học nghiệp về nước. Được sự đồng ý nhất trí của các cấp chính quyền, Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng đã bổ nhiệm Đại Đức Thích Giác Nghiên về trụ trì hoằng dương Phật Pháp tại nơi đây cho đến ngày nay.

Đến những năm kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị đốt mất nhiều gian. Đến năm 2011, trụ trì chùa Cao Linh cùng chư tăng Phật tử đã cùng lên kế hoạch trùng tu và xây sửa lại để chùa có được diện mạo như ngày nay. Kế tiếp, chùa được tu sửa, tiếp tục xây dựng Đại Hùng Bảo Điện, Cổng Ngũ Quan, Vườn Tháp, La Hán Đường, Thiền Đường, Vãng Sinh Đường, Niệm Phật Đường,… sau đó 2 năm.

Chính điện chùa Cao Linh Hải Phòng
Chính điện chùa Cao Linh Hải Phòng

4. Vẻ đẹp của Chùa Cao Linh 

4.a  Không gian Chùa Cao Linh 

Chùa là điểm nhấn nổi bật nhất thuộc quần thể danh thắng du lịch Núi Voi tại Hải Phòng. Khuôn viên chùa rộng lớn khoảng 49.000m2, cao ráo, có nhiều đường nét độc đáo, nghệ thuật kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa tín ngưỡng Việt xưa cũ và Phật Giáo phương Đông. 

Mặt trước chùa nhìn thẳng hướng ra dãy núi Thiên Văn thuộc Kiến An và quốc lộ 10. Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền các tỉnh phía Bắc gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Mặt sau chìa tiếp giáp với sông Hà Liên và quốc lộ 5 dẫn nối Hải Phòng với Hải Dương, tiếp nối tuyến đường đi về thủ đô Hà Nội. 

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa Cao Linh là tổng thể công trình Phật pháp nguy nga và đồ sộ, có sự pha trộn kiến trúc giữa truyền thống và hiện đại nhưng vẫn đậm chất Phật giáo phương Đông. Mái chùa cong hướng lên trên, hệ thống tam cấp đồ sộ, có điêu khắc họa tiết hình rồng phượng, ngồi chầu sắc nét.

Thành chùa tạo hình Phật A Di Đà chạm nổi trên ngàn mây rực rỡ và tôn nghiêm. Giữa tam cấp chính điện là ba vị Tây Phương Tam Thánh chạm trổ công phu, sống động. Trên đỉnh cổng mái chùa Ngũ Quan tam cấp cao là hình ảnh “Bánh Xe Pháp Luân” – tượng trưng cho sự luân hồi. Bên cạnh đó là “Đóa Sen Vô Ưu” ý nghĩa thanh tịnh vô hạn. 

Khuôn viên chùa rộng lớn, trang nghiêm, hai bên lối đi dẫn đến đại điện có các pho tượng Phật ngay ngắn thẳng hàng, xếp chính giữa là một hương án đá lớn luôn nghi ngút nhang khói. Ngoài ra, khuôn viên chùa còn có nhiều công trình nổi bật, ấn tượng khác như:

  • Cổng ngũ quan đồ sộ
  • Bảo tháp đặt di cốt các trụ trì trước của chùa Cao Linh
  • Chiếc chuông đồng đúc nguyên khối 3,2 tấn
  • Bức bình phong đá khắc chi tiết 6 điều tông chỉ của chùa
  • Vườn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.
  • Tòa bảo điện – Đại Hùng Bảo Điện với 3 gian tiền đường, 1 gian hậu cung xếp hình chữ Đinh. Bên trong chính điện đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát,… Cùng nhiều hoành thư, câu đối ý nghĩa trong Phật Giáo. 
  • Trung tâm khuôn viên có đài phun nước xếp vòng tròn điêu khắc rồng uyển chuyển, bên cạnh là tượng Đức Phật Thích Ca an tọa.

Khuôn viên từng chi tiết nhỏ của ngôi chùa đều thể hiện sự tinh tế trong thiết kế và sự chỉn chu, gia công khéo léo của người thợ xây dựng một lòng tâm đức hiến dâng tài năng để tạo nên một Cổ tự trang nghiêm, mang đậm nhiều nét kiến trúc Phật Giáo, bản sắc văn hóa dân tộc.

Vườn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Chùa Cao Linh  
Vườn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Chùa Cao Linh

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Cao Linh  đẹp nhất

Du khách có thể dễ dàng đến Hải Phòng và ghé thăm chùa Cao Linh bất kỳ thời điểm nào trong năm. Chùa đón khách mọi thời điểm trong ngay, không thu bất kỳ chi phí hay vé vào cửa. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm chùa là thời gian từ tháng 4 – 10 âm lịch. 

Thời điểm này Hải Phòng nắng đẹp, ít mưa, nhiệt độ buổi sáng mát mẻ, trong lành. Du khách cũng có thể ghé đến chùa cầu an, chiêm bái những ngày đầu năm để hy vọng có một năm mới suôn sẻ, nhiều may mắn nhưng lượng khách thăm, phật tử đến chùa thời điểm này thường rất đông.

Đầu năm luôn là thời điểm du khách đến chùa Cao Linh đông nhất
Đầu năm luôn là thời điểm du khách đến chùa Cao Linh đông nhất

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Cao Linh 

Cũng như nhiều cổ tự khác tại nước ta, mỗi ngày chùa đều là điểm đến lễ bái, cầu ăn của du khách thập phương, phật tử thành tâm. Vào ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng, các ngày lễ đặc biệt như Tết nguyên Đán, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan,… chùa Cao Linh cũng có hoạt động Phật giáo đặc trưng, lễ bái, tụng kinh cầu an cho quốc gia hòa bình, nhân dân hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, chùa Cao Linh cũng nổi tiếng vì thường xuyên tổ chức hoạt động ý nghĩa Phật pháp như: phóng sinh, cầu siêu, khoá tu mùa hè cho các phật tử tu tập, giảng đạo… Giúp nhân dân hiểu hơn về điều hay lẽ phải, trưởng thành hơn, thiện lành, an yên, có ích cho xã hội hơn.

Chùa cũng tổ chức kêu gọi phật tử, các nhà hảo tâm tham gia công đức, làm thiện nguyện bên cạnh các hoạt động công việc phật sự thông thường. Chùa đã giúp đỡ, trợ cấp cho nhiều gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, tật nguyền, người già neo đơn,… hay ủng hộ các tỉnh thành bị thiên tai, bão lũ.

Một góc đài phun nước tại chùa Cao Linh  
Một góc đài phun nước tại chùa Cao Linh

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Cao Linh 

Mọi du khách thập phương khi đến tham quan, chiêm bái tại chùa cần chú ý các điều sau:

  • Ăn mặc kín đáo, lịch sự, màu sắc nhẹ nhàng
  • Đi nhẹ nói khẽ, không nói to, cười lớn, đánh cãi nhau tại chùa
  • Đến và ra về qua các cổng bên, hạn chế đi từ cổng chính giữa.
  • Thắp hương tại hương án, không đốt vàng mã, không cắm nhang tại các vị trí khác
  • Không tự tiện chạm, lấy đi các vật dụng, đồ có tại chùa.

    Hình ảnh một góc chùa Cao Linh  
    Hình ảnh một góc chùa Cao Linh

Lời kết 

Chùa Cao Linh không chỉ có kiến trúc ấn tượng, lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử của đất nước, Phật giáo mà còn là điểm đến tín ngưỡng, tâm linh của nhiều “con dân Phật”. Du khách có dịp đến thành phố Hoa Phượng Đỏ thì nhất định hãy ghé quan chùa Cao Linh để tìm về sự thanh tịnh và bình yên chốn tâm hồn, bỏ lại phía sau mọi phiền muộn, lo âu. 

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -