Chùa Bảo Lâm Phú Yên vô cùng bình yên tại xứ Nẫu

Chùa Bảo Lâm Phú Yên là một trong những địa danh thắng cảnh nổi tiếng tại xứ Nẫu mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé đến đất Phú. Chùa có cảnh quan gần gũi, tĩnh lặng, cùng kiến trúc độc đáo. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin chi tiết hiểu thêm về chùa, giúp bạn có hành trình ghé thăm ngôi chùa này thuận lợi, ý nghĩa hơn.

1. Đôi nét về Chùa Bảo Lâm Phú Yên 

Ngôi chùa linh thiêng xứ Nẫu này còn có tên gọi khác là chùa Bửu Lâm, tọa lạc trên mảnh đất rộng hơn 5 ha. Chùa có vị trí đắc địa về phong thuỷ, tụ khí, tụ thuỷ, tựa sơn, được bao quanh hai bên triền núi cao với rừng cây xanh ngát, trùng điệp. 

Chùa dưới chân núi Chóp Chài, thuộc hệ 4 ngôi chùa linh thiêng cùng chùa Khánh Sơn, Hòa Sơn và chùa Minh Sơn giữa làng quê Phú Yên trù phú và yên bình. Chùa còn là trường trung cấp Phú Yên Phật Học Liễu Quán – nơi chuyên đào tạo về Phật học cho tăng ni sinh nhiều năm qua.

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Chùa Bảo Lâm Phú Yên là ngôi cổ tự tọa lạc tại địa phận thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, thuộc TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngôi chùa nằm dưới chân núi Chóp Chài, thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa cách trung tâm thành phố Tuy Hòa chỉ khoảng 3km, tốn thời gian di chuyển rất ngắn. Du khách có thể tìm đến chùa bằng phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng. Hướng đi đến chùa từ trung tâm TP.Tuy Hòa là đi về phía Bắc đường Mậu Thân, theo đại lộ Nguyễn Tất Thành, tiếp tục di chuyển thêm khoảng 2km là đến. Đường di chuyển có dốc nhưng tương đối bằng phẳng, khá dễ đi.

Chùa Bảo Lâm Phú Yên là điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách gần xa
Chùa Bảo Lâm Phú Yên là điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách gần xa

 

3. Lịch sử hình thành Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Minh Mạng khoảng thời gian 1820-1841, được chủ trì Húy đạo Trung Hậu (hiệu là Linh Phong) – tổ sư phái Lâm Tế đời thứ 38 đứng ra xây dựng. Cái tên thuở sơ khai của chùa là Bàu Sen, hay Bửu Liên (loài hoa sen quý).

Trước năm 1945, Chùa đã thành lập Bảo Lâm Phật Học Hội – nơi chuyên đào tạo Phật giáo cho các đệ tử trong tỉnh. Năm 1945, Phú Yên đã mượn Chánh điện chùa làm trụ sở cơ quan hành chính, nhà Đông – Tây làm trường Mẫu Giáo cho trẻ em địa phương. Bảo Lâm Phật Học Hội phải giải tán, di dời pháp bảo vệ chùa Khánh Sơn.

Năm 1949, ngôi chùa đã bị hư hại nặng nề sau một cơn bão lớn, bảo vật được lưu trữ bị cuốn trôi, thất lạc hết. Đến 1946 – 1954, chùa đã được phục hồi nhờ sự cố gắng của nhân dân và các sư thầy, nhưng yên bình không lâu lại nhiều lần bị giặc Pháp đô hộ thiêu đốt, phá hoại, hòa thượng trụ trì cùng tăng chúng phải đến một am tranh nhỏ gần đó để tạm trú.

Năm 1956, Chùa được phục dựng tại địa điểm mới nhu hiện tại, cách địa điểm cũ 500m, nơi đó có một hồ sen lớn, nên chùa đã được đặt tên là Chùa Bửu Liên. Đến năm 1974, Hòa thượng trụ trì viên tịch, các đệ tử chùa dưới sự dẫn dắt của Tỳ Thích Nguyên Từ đã di dời chùa về địa điểm cũ, xây thêm Chánh điện giữa khuôn viên điêu tàn do chiến tranh tàn phá. Năm 1999, Chùa xây dựng tượng Thích Ca Phật Đài khổng lồ cao 18m, cách Chánh điện 50m, hướng mặt về phía Nam. 

Năm 2004, chùa xây dựng tháp chuông cao 12m, nơi đó treo Đại Hồng Chung (chuông), nặng 1,5 tấn đồng đúc nguyên khối. Năm 2006, chùa thực hiện trùng tu chánh điện nâng cấp diện tích 240m2 cao 17m. Bố trí nơi thờ tự gồm Phật Thích Ca, hai bên tượng Quan Âm Địa Tạng. Phía sau tòa chánh điện là nhà tổ thờ các vị Tổ Sư Liễu Quán (1667-1742) – sinh ra ở xã An Thạch, huyện Tuy An. 

Năm 2010, chùa xây dựng thêm cổng Tam Quan, điện Di Lặc, điện Di Đà để phục vụ nhu cầu chiêm bái, thờ tự của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Chùa đã trải qua vô số thăng trầm, tuy nhiên vẫn luôn kiên cường và tỏa sáng như một đóa Sen Quý cao quý.

Tượng Thích Ca Phật Đài phía sau chánh điện tại chùa Bảo Lâm Phú Yên
Tượng Thích Ca Phật Đài phía sau chánh điện tại chùa Bảo Lâm Phú Yên

4. Vẻ đẹp của Chùa Bảo Lâm Phú Yên

4.a  Không gian Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Núi Chóp Chài tỉnh Phú Yên là một “hòn non bộ” khổng lồ, có độ cao 391m so với mực nước biển. Dưới chân núi có 4 ngôi chùa là: Bảo Lâm, Hòa Sơn, Khánh Sơn, chùa Minh Sơn (chùa Hang). Chùa Bảo Sơn được đặt nguyên trạng chân núi, ôm gọn một bên sườn núi, có độ dốc, chỉ tạo lập công trình và con đường là bậc thang để phù hợp địa hình. 

Chùa có diện tích gần 5ha, chứa nhiều công trình quy mô nhỏ. Mọi công trình cùng cây cối, cây cảnh đều được khéo léo sắp đặt để tạo thành một thể thống nhất, gần gũi với núi rừng. Chùa có vị trí tọa lạc rất đắc địa, lưng tựa núi, có tụ khí, tụ thủy, hai bên là sườn núi, phía trước nhìn ra đại lộ Nguyễn Tất Thành. 

Khuôn viên chùa còn có con suối nhỏ quanh năm chảy róc rách, cùng một giếng đá xếp lưng chừng núi, tạo nên phong cảnh hữu tình, bình yên. Chùa đón nắng gió hướng tây bắc, đón gió đông nam, nên quanh năm mát mẻ, kể cả vào mùa hè oi nóng nhất, nhiệt độ trong khuôn viên chùa luôn chênh lệch lớn với nhiệt độ môi trường. 

Nơi đây còn có hoa viên Lâm Tỳ Ni giả lập nơi Hoàng Hậu MaDa đã sinh ra Đức Phật, cũng là nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới gốc bồ đề, giác ngộ Phật giáo lý, cạnh đó là Lâm viên thập bát La Hán. Tham quan toàn bộ công tình đất vua – chùa làng- cảnh bụt này sẽ mất từ 2 tiếng đồng hồ, nhưng dù ngày thường hay ngày cuối tuần, ngày lễ đều đón nhận sự tham quan đông đảo của du khách thập phương.

Một góc tĩnh lặng của chùa Bảo Lâm Phú Yên
Một góc tĩnh lặng của chùa Bảo Lâm Phú Yên

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa có cảnh trí thiên nhiên đẹp, kiến trúc chùa hài hòa mang đậm những điểm đặc sắc của Phật giáo phương Đông và văn hóa Việt cổ xưa. Kiến trúc đẹp mắt, không gian thanh tịnh, yên bình, khuôn viên và các đường đi, lối nhỏ đều ngập tràn cây xanh, các tường vách phủ rêu phong, mái chùa cổ kính uy nghiêm. Hiện chùa Bảo Lâm rất nổi tiếng, thường xuyên đón tiếp đông Phật tử và du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.

Chùa có nhiều công trình mang ý nghĩa lớn trong Phật pháp như: tượng Thích Ca Phật Đài cao 18m tọa trên đài sen trắng muốt, tháp chuông đồng cao 12m, chánh điện 240m2 cao 17m, nhà thờ Tổ Sư Liễu Quán, cổng tam quan, điện A Di Đà, hoa viên Lâm Tỳ Ni, Lâm viên thập bát La Hán …

Kiến trúc đặc sắc của Chùa Bảo Lâm Phú Yên
Kiến trúc đặc sắc của Chùa Bảo Lâm Phú Yên

 5. Thời điểm ghé thăm Chùa Bảo Lâm Phú Yên đẹp nhất

Chùa có vị trí tựa núi, nằm dưới chân núi, bao quanh bởi những rặng cây tươi tốt. Trong khuôn viên hcuaf có con suối trong vắt, giếng đá đầy nước. Chùa quanh năm đón gió Đông Nam, không bị tác động với nắng gió Tây Bắc nên luôn mát mẻ vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Du khách có thể đến tham quan chùa bất kỳ thời điểm nào trong năm, tùy nhu cầu. 

Du khách đến chiêm bái, có thể chọn thời điểm các tháng đầu năm, tháng 7 – 8 âm lịch mùa Vu Lan. Du khách muốn đến thắng cảnh, tìm hiểu nhiều hơn về Phật pháp thì hãy đến các thời điểm thưa khách hơn như: tháng 4 – 6 âm lịch, tháng 9 – 11 âm lịch. Du khách chỉ cần lưu ý nên tránh các ngày mưa bão để việc tham quan thuận lợi hơn.

Một góc bình yên tại Chùa Bảo Lâm Phú Yên 
Một góc bình yên tại Chùa Bảo Lâm Phú Yên

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Chùa cũng như các địa điểm Phật giáo khác, mỗi ngày luôn diễn ra các hoạt động chiêm bái thờ Phật, các nhà sư tu hành và đón tiếp du khách, Phật tử gần xa đến chiêm bái, cầu nguyện, lễ Phật. Nhà chùa cũng tổ chức thường xuyên các nghi lễ, hoạt động Phật giáo trong các ngày trọng đại nhất của năm như: Lễ cầu An đầu năm, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Hoa đăng, Lễ Chung Thất, lễ tắm Phật,…

Chùa có trường trung cấp Phú Yên Phật Học Liễu Quán đào tạo về Phật học cho tăng ni sinh, nên mỗi mùa hè cũng có mở ra các khóa học chiêu mộ Phật tử gần xa tham gia tu tập để hiểu thêm về giáo lý nhà Phật. Sự yên tĩnh của nhà chùa cùng các giáo lý sẽ giúp mọi người tâm, thanh thản, tìm thấy ý nghĩa chân quý của cuộc sống.

Chùa Bảo Lâm Phú Yên long trọng tổ chức Lễ Phật Đản
Chùa Bảo Lâm Phú Yên long trọng tổ chức Lễ Phật Đản

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Khi ghé nơi đây, du khách cũng cần lưu ý về tác phong, trang phục như sau:

  • Hạn chế sử dụng điện thoại, đặc biệt khu vực chính điện, nơi thờ tự.
  • Không mặc trang phục phản cảm, màu mè
  • Không chụp ảnh quay phim trong chính điện, các nơi thờ tự nếu chưa được nhà chùa cho phép, không quay lưng về phía tượng Phật trong điện thờ
  • Nói năng lịch sự, đi lại nhỏ nhẹ
  • Giữ gìn vệ sinh, vử rác đúng nơi quy định
  • Không cắm nhang, đốt vàng mã, rải tiền tùy tiện.

    Lễ Phật Đản tổ chức tại Chùa Bảo Lâm Phú Yên 
    Lễ Phật Đản tổ chức tại Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Lời kết 

Chùa Bảo Lâm Phú Yên sở hữu không gian yên tĩnh dưới chân núi Chóp Chài, giúp du khách, phật tử tìm thấy nơi dừng chân bình yên, thư giãn nhất. Tham quan chùa giúp bạn biết thêm một điểm đến tâm linh, Phật giáo đặc sắc tại xứ Nẫu, lưu lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời và có một chuyến đi trọn vẹn ý nghĩa.

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -