Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự vẻ đẹp như chốn bồng lai

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tại Hà Nam là một danh thắng nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tịnh và bình yên giúp bạn có thể bỏ đằng sau mọi phiền muộn từ cuộc sống. Nơi đây được nhiều du khách gần xa ghé thăm vì có phong cảnh hữu tình, lưng tựa núi tuyệt đẹp. Bạn muốn tìm hiểu về ngôi chùa cổ kính này thì hãy tham khảo ngay thông tin của bài viết dưới đây. 

1. Đôi nét về Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, còn có tên gọi khác như: Chùa Địa Tạng, Chua Dia Tang Phi Lai Tu, Chùa Phi Lai Tự, tên tiếng Nôm là Chùa Đùng. Ngôi chùa ghi điểm với du khách vãng lai, là điểm đến thường nhật của người dân, phật tử khu vực xung quanh. 

Chùa nằm ẩn mình giữa rừng thông xanh, không khí trong lành, kiến trúc đẹp, vị thế tựa núi, phía trước nhìn ra cánh đồng lúa bát ngát. Quần thể chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, thờ Đức Ông, đức Thánh hiền cùng nhiều công trình là: nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi sinh hoạt – nghỉ ngơi của phật tử. Không gian thoáng đãng, sạch sẽ, không có bán hàng, thu vé, … phức tạp như nhiều điểm đến khác. 

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự với nằm ẩn mình giữ rừng thông xanh ngát

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai thuộc địa phận thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Huyện Thanh Liêm, Tỉnh Hà Nam. Chùa nằm trên một ngọn đồi thông nhỏ, có đường dẫn vào chùa bằng phẳng, khang trang, sân trải sỏi trắng ấn tượng. Chùa cách thủ đô Hà Nội chừng gần 80km về phía Bắc. Du khách muốn đến đây có thể di chuyển bằng xe cá nhân chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ. Đường đi qua cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đi về Phủ Lý – Hà Nam (quốc lộ 1A). 

Du khách cũng có thể di chuyển bằng xe khách tại bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, tìm các tuyến xe có điểm đầu – cuối là Hà Nội – Ninh Bình, hỏi lái xe/phụ xe để xuống điểm Thanh Phong – Hà Nam và tiếp tục di chuyển đến Thanh Lưu và Liêm Sơn qua quốc lộ 1A cũ. Đến cây xăng Kim Cường, Thanh Liêm, Hà Nam, rẽ vào Ngã Ba Xuân Trường, đi tiếp chừng 5km là tới khuôn viên chùa.

chua dia tang phi lai tu 2
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cách Thủ đô gần 80km

3. Lịch sử hình thành Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Ngôi chùa đã có lịch sử hình thành và tồn tại hơn 1000 năm tuổi từ khoảng thế kỷ XI. Ngôi chùa được người dân xây dựng để hoạt động tâm linh, sau có thời gian vua Trần Nghệ Tông đến ở ẩn, vua Tự Đức đến cầu tự nên được chú ý hơn. 

Mãi đến tháng 12/2015, chùa được Đại đức Thích Minh Quang tiếp nhận tu bổ, sửa chữa và đổi tên, phát triển như hiện nay. Tên chùa để nói đến Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát thể hiện đây là nơi hóa đất Phật, nơi Đức Địa Tạng không bao giờ quay trở lại.

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đã có hơn 1000 năm tuổi 
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đã có hơn 1000 năm tuổi

4. Vẻ đẹp của Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

4.a  Không gian Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai sở hữu vị thế ngai vàng: lưng tựa núi, tả thanh long, hữu bạch hổ, xung quanh bao bọc bởi rừng thông quanh năm tươi mát, có ao và khuôn viên rộng. Quần thể chùa sơn thủy hữu tình, vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Sân trước Tổ đường có 12 vòng tròn sỏi cát tượng trưng cho mỗi đời người sẽ có 12 nhân duyên và sân Khổ hải (biển khổ) thể hiện sự nỗ lực tiến lên phía trước, bỏ lại mọi khổ đau ai cũng từng vượt qua.

Sân sỏi trắng khác biệt với sân gạch đỏ của đa số chùa chiền nước ta, khiến không gian chùa tăng thêm sự thanh thoát, tinh khôi. Khuôn viên chùa rộng, bài trí có đủ vườn trái cây, hoa cỏ và trồng rau rừng, thảo dược,… để phục vụ đời sống các sư thầy và hỗ trợ chăm sóc bệnh cho phật tử đến đây. 

Dưới chân chùa, nơi ấy có một nhà kính trồng nấm gần 20m2. Đặc biệt, chùa còn có một nơi là “thiên đường giữa trần gian” với ai yêu thích sách khi có những bức tường phủ kín bởi vô vàn tựa sách nội dung khác nhau. Đến đây, bạn có thể đọc sách, thưởng trà, ngồi thiền, ngồi ghế đá để vãn cảnh, ngắm chùa, chụp ảnh, … sau những ngày vất vả, bận rộn với cuộc sống mưu sinh. 

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Chùa được xây dựng với nhiều cột kèo, mái ngói đỏ truyền thống, chạm trổ hoa văn rồng phượng, hoa sen, thần chim, ngói thần Garuda… đặc trưng của chùa chiền Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần. Đỉnh Phi Lai của chùa có ngọn tháp Phổ Đồng, nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư. Chiều đến, bóng tháp đổ dài từ làng Đùng đến làng Tháp, 

Hơn nữa, chùa có sự tổng hòa giữa kiến trúc chùa cổ kính, trầm mặc và thiên nhiên hùng vĩ, trong lành, thanh tịnh, là một nét đặc sắc nhất khiến nơi đây thu hút rất nhiều lượt ghé thăm của du khách trong và ngoài nước. Tòa điện lớn nhất là tòa Tam Bảo, có tượng Đức Địa Tạng đúc bằng đồng sáng bóng đặt tại trung tâm uy nghiêm cùng các điện khác thờ Đức Ông, Thánh Đạo Hiền, Quan Thế  Âm, … 

Vẻ đẹp thanh tịnh của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 
Vẻ đẹp thanh tịnh của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đẹp nhất

Không gian chùa được bao bọc bởi 4 bề rừng thông xanh tót, nên quanh năm không khí mát lành, khí hậu dễ chịu. Du khách có thể đến đây thắng cảnh, nghe giảng đạo, tham gia khóa tu bất kỳ thời điểm nào trong năm. 

Thời điểm đẹp nhất là những ngày đầu năm trong không khí Tết đến xuân về hay từ tháng 9 – 10 âm lịch, tháng 6 –7 âm lịch nếu muốn tham dự các hoạt động ý nghĩa nhà chùa tổ chức hay đến ngắm trăng các ngày rằm hàng tháng, đặc biệt ngày Rằm tháng 8 có mùa trăng đẹp nhất trong năm.

Quang cảnh bình yên của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 
Quang cảnh bình yên của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

Chùa là một trong các trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng thu hút lượt du khách, Phật tử Hà Nam cùng nhiều tỉnh thành lân cận quen thuộc. 

Những ngày đầu năm của tháng Giêng Âm lịch, sau Tết cổ truyền, nhà chùa được trang trí nhiều cờ hoa, cây trái tưng bừng, rực rỡ cùng toàn dân đón mừng năm mới. Nơi đây là điểm đến được nhiều Phật Tử, người dân du xuân thắng cảnh đầu năm cầu bình an, may mắn, cầu sức khỏe, ghi lại những hình ảnh kỷ niệm khó quên. 

Từ khoảng 9 đến tháng 10 Âm lịch mỗi năm, nhà chùa luôn tổ chức lễ hội quê hương, tái hiện lại khung cảnh chợ quê ấm cúng, thân quen của những thế kỷ trước với nhiều mặt hàng cổ truyền, giúp giới trẻ biết về đời sống các thế hệ trước. 

Khoảng tháng 6-7 âm lịch, nhà chùa Địa Tạng tổ chức nhiều khóa tu mùa hè cho phật tử cả nước. Đặc biệt từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 7 Âm lịch, nhà chùa năm nào cũng tổ chức hoạt động Lễ Vu Lan Báo Hiếu, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát để phật tử, du khách đến tham quan, cầu nguyện, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến đấng sinh thành. 

Ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 Âm lịch là lễ Trung thu hàng năm, nơi đây cũng là điểm đến ngắm trăng thưởng ngoạn phong cảnh nổi tiếng. Nơi đây có cảnh núi non hùng vĩ, quang cảnh thoáng đãng, giúp bạn ngắm nhìn được trọn vẹn vẻ đẹp của đêm trăng tròn đẹp nhất trong năm. 

Lượt du khách đông đảo đến du xuân đầu năm tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự 
Lượt du khách đông đảo đến du xuân đầu năm tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự

  • Du khách muốn thưởng thức cơm chay tại chùa cần liên hệ trước báo thời gian, ngày đến tham quan và số lượng người để nhà chùa kịp chuẩn bị. 
  • Đến thăm chùa, du khách cũng đừng quên tham quan núi sau lưng chùa với rừng thông xanh ngát đã xây dựng đường đá xếp bằng phẳng, có biển chỉ dẫn rõ ràng
  • Đến chùa tham quan, tham gia các hoạt động, du khách, phật tử tu tập luôn nhớ và tuân thủ các quy định của nhà chùa về trang phục, lời ăn tiếng nói, lối đi,… đặc biệt xả rác đúng nơi quy định, không hái hoa bẻ cành,… để giữ gìn nét đẹp văn minh, quang cảnh thanh tịnh chốn đây
  • Du khách có thể kết hợp chuyến tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự và nhiều thắng cảnh khác tại tỉnh Hà Nam để có những trải nghiệm trọn vẹn, đầy đủ hơn như: chùa Tam Chúc, Núi Cấm – Ngũ Động Thi Sơn,…

    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có phục vụ cơm chay cho du khách ghé thăm
    Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có phục vụ cơm chay cho du khách ghé thăm

Lời kết 

Bạn đã quá mệt mỏi với cuộc sống xô bồ, nhiều áp lực, muốn tìm một nơi thật thanh tịnh, yên bình để nghỉ ngơi. Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chính là điểm đến phù hợp nhất mà chẳng cần đi đâu xa giúp bạn tìm thấy sự bình yên, nhẹ nhàng để “nạp năng lượng” cho tâm hồn. Bạn hãy sắp xếp thời gian ghé đến nơi đây ngay trong dịp gần nhất nếu yêu thích vẻ đẹp hoang sơ giữa núi rừng này hay có sở thích khám phá các ngôi chùa cổ kính của tổ quốc Việt Nam nhé!

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -