Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng giữa Ngũ Hành Sơn trong thành phố

Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng là điểm đến tâm linh mà mọi du khách, phật tử không thể bỏ qua khi có dịp đến thăm Đà Nẵng. Nơi đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điểm đến này hút khách vì có phong cảnh non nước đẹp và kiến trúc độc đáo, đặc sắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin giúp bạn thêm hiểu về điểm đến này để tin tưởng nơi đây cho kỳ nghỉ sắp tới. 

1. Đôi nét về Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng 

Chùa Quán Thế Âm, hay còn tên gọi khác là chùa Quan Âm tọa lạc dưới chân núi Kim Sơn thuộc năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn nổi tiếng tại Đà Nẵng. Bất kỳ ai tìm hiểu về Đà Nẵng đều biết ngôi chùa là một trong những danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi ghé đến Đà Nẵng.

Chùa Quán Thế Âm sở hữu khung cảnh non nước hữu tình, lưng tựa núi, mặt hướng biển, khung cảnh cổ kính khiến du khách có cảm giác cô cùng bình an, thanh tịnh. Du khách có đến đây vãng cảnh, tìm lại những khoảng thanh tịnh, yên bình nhất cho bản thân hay muốn tìm hiểu về giá trị văn hóa Phật giáo, chiêm bái cầu may mắn, sức khỏe cho bản thân cùng gia đình.

Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng có vị thế hữu tình
Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng có vị thế hữu tình

2. Hướng dẫn di chuyển tới Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Chùa Quan Âm Đà Nẵng tọa lạc tại 48 đường Sư Vạn Hạnh, thuộc địa phận phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Chùa nằm dưới chân núi Kim Sơn – một ngọn núi thuộc hệ năm ngọn trong hệ thống Ngũ Hành Sơn.

Du khách có thể di chuyển từ trung tâm TP.Đà Nẵng tới chùa với phương tiện cá nhân như: xe máy, ô tô riêng hay đặt taxi, xe dịch vụ,…Du khách có thể di chuyển theo 2 tuyến đường sau:

  • Xuất phát từ đường Nguyễn Hữu Thọ, đi theo tuyến đường 30/4 – Lê Thanh Nghị, qua cầu Trần Thị Lý thì rẽ phải để tiến vào đường Nguyễn Phước Lan. Tiếp tục di chuyển theo tuyến đường Minh Mạng – Lê Văn Hiến – Sư Vạn Hạnh cho đến khi thấy bên tay trái quốc lộ hệ thống Ngũ Hành Sơn và tượng Quan Thế Âm thạch cao trắng cao như một tòa tháp là đến.
  • Xuất phát từ cầu Rồng, di chuyển đến ngã tư hãy rẽ phải để vào đường Ngô Quyền, chạy hết đường Ngô Quyền để tiếp đến đường Sư Vạn Hạnh. Di chuyển tiếp trên đường và chú ý phía bên tay trái đến khi thấy Ngũ Hành Sơn và tượng Quan Thế Âm thì tìm đường rẽ vào. Cách đi này nhanh chóng hơn, từ điểm xuất phát bạn chỉ mất 18 – 20 phút là đã đến ngôi chùa này.

Tiện lợi hơn, bạn có thể đặt/bắt xe taxi để di chuyển đến Chùa Quán Thế Âm với sự am hiểu đường di chuyển của tài xế giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển hơn.

Đường vào chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
Đường vào chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

3. Lịch sử hình thành Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Chùa Quán Thế Âm được thành lập từ năm 1957, nơi đây chính là Thánh Địa Phật Giáo lớn nhất của thành phố Đà Nẵng. Thuyết ra đời ngôi chùa gắn liền với tên tuổi vị cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Người đã có một giấc thần mộng về Ngài Quan Thế Âm hiện tại động thiêng, pháp đàn. Sau đó Hòa thượng đã đi tìm ngôi thạch động, nơi có tượng Quan Âm được thiên nhiên khởi tạo, cho thấy thần mộng là ứng nghiệm. 

Vì thế Hòa thượng đã đứng ra kêu gọi người dân để xây dựng, thành lập nên ngôi Chùa Quán Thế Âm để thể hiện sự tôn kính, nhiệm mầu của Phật Pháp và Ngài Thế Âm, tạo ra một điểm đến chiêm bái, ngưỡng mộ kính tin cho người dân, Phật tử của địa phương. Chùa Quán Thế Âm hiện có trụ trì là Đại đức Thích Huệ Vinh, số tăng chúng tu học tại chùa khoảng 40 vị, gồm đạo tràng tu học, tương tế, từ thiện, thư họa,… 

Vào năm 2000, Chùa tổ chức lễ hội Quan Thế Âm thuộc 15 Lễ hội cho chương trình “Chào đón Thiên niên kỷ mới của Quốc gia”. Lễ hội có quy mô lớn, mỗi năm thu hút rất nhiều tăng ni, phật tử cùng du khách ghé đến. Lịch sử lễ hội đầu tiên được tổ chức từ năm 1960, sau khi khánh thành tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tại động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn. 

Lễ hội bắt nguồn gốc từ lễ vía Đức Phật Quan Thế Âm. Lần hai lễ hội tổ chức là khi khánh thành Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng năm 1962. Lần ba là năm 1991 và được duy trì tổ chức hàng năm cho đến nay. Riêng năm 2021 lễ hội không thể tổ chức vì lý do dịch bệnh. Ngày 03/02/2021, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch Việt Nam đã chính thức công nhận lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể của Đà Nẵng.

Lễ hội tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng tổ chức năm 2020
Lễ hội tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng tổ chức năm 2020 ( ảnh GG)

4. Vẻ đẹp của Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

4.a  Không gian Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Chùa Quán Thế Âm luôn là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất tại thành phố Đà Nẵng. Du khách đến đây không chỉ để chiêm bái, tìm hiểu, khám phá sự độc đáo của tôn giáo nước nhà, lại có thể ngắm cảnh, tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên sông núi xung quanh. 

Không gian xung quanh chùa có mặt hướng ra biển, lưng tự núi, sở hữu hệ thống hang động được thiên nhiên ban tặng kỳ vĩ. Mái chùa ẩn mình giữa những tán cây lớn hay trong hang cốc, nhiều điện còn cheo leo trên sườn núi, thể hiện vẻ đẹp sương giáng mây vờn. Khu điện chính tọa lạc vững vàng dưới chân núi quanh năm tươi mát, nghe thấy tiếng sóng vỗ từ biển xa.

Cảnh quan Chùa Quán Thế Âm
Cảnh quan Chùa Quán Thế Âm
Vườn Pháp Uyển chùa Quán thế âm đà nẵng
Vườn Pháp Uyển chùa Quán thế âm đà nẵng
Tượng Phật tại chùa quán thế âm đà nẵng
Tượng Phật tại chùa quán thế âm đà nẵng

Xem Thêm : Mẹ Quan Âm Bồ Tát là ai.

4.b Kiến trúc và Nghệ thuật

Kiến trúc nổi bật của chùa mang đậm đặc trưng của Phật giáo phương Đông, sử dụng nhiều cột trụ lớn nhỏ, mái ngói đỏ với phần cạnh mái cong lên, chạm khắc rồng phương tinh tế. Trước lối vào điện chính, lối bậc thang đắp 2 con rồng lớn hai bên, thể hiện rõ ràng nét đẹp phương Đông trang nghiêm.

Đầu tiên, chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát uy nghiêm lộ thiên cao 12 – 25m gia công từ pha lê 100%. Bức tượng được thiết kế và tạo dựng theo chính tạo hình trong giấc mơ của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn – Người thành lập chùa. Tượng như một điểm nhấn để du khách phân biệt chùa với các điểm đến tâm linh khác, giúp chùa thêm linh thiêng, là nơi các tăng ni, phật tử, du khách thể hiện lòng kính tin với Ngài Quan Âm. 

Tiếp theo, trong không gian gian có Pháp Hội Đường – bảo tàng Phật giáo Việt Nam. Bên trong bảo tàng lưu giữ và trưng bày rất nhiều cổ vật, hiện vật, tàng thư giới thiệu về Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Bên cạnh là khu cầu bái riêng để các phật tử, du khách bái chiêm tỏ lòng thành kính. 

Động Quan Âm cũng là một công trình huyền bí và kỳ vĩ, thuộc hệ thống hang động Ngũ Hành Sơn. Nơi đây chính là thạch động có tượng Quan Âm xuất hiện trong giấc mơ của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Động có nhiều khối thạch nhũ tự nhiên màu sắc, cùng bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thạch nhũ lấp lánh chính là một tuyệt tác của tạo hóa, gia tăng sự linh thiêng cho công trình.

Tượng Mẹ Quán Thế Âm Tại Chùa
Tượng Mẹ Quán Thế Âm Tại Chùa

5. Thời điểm ghé thăm Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng đẹp nhất

Chùa Quán Thế Âm cũng như nhiều ngôi chùa khác, mở cửa đón du khách, phật tử tứ phương, quanh năm, tất cả các ngày trong tuần. Chùa không thu phí, không thu bất kỳ khoản dịch vụ nào, nên du khách có thể đến thăm, bái chiêm, tu tập vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Những thời điểm có lượng khách đông nhất những ngày đầu xuân năm mới từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch, sau Tết Nguyên Đán. Đầu năm luôn là thời điểm du khách thập phương đến dâng hương, cầu nguyện để cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình. 

Mùa khô tháng 3 – tháng 8 dương lịch cũng là thời điểm tuyệt vời để ghé thăm, vì quá trình di chuyển của du khách đến đây thuận tiện hơn. Thê nữa, xung quanh chùa có núi non bao bọc, nhiều cây xanh, không khí luôn trong lành, mát mẻ, nên những ngày nắng trời khô ráo đến tham quan vẫn đem lại trải nghiệm khó quên.

canh quan chùa quán thế âm đà nẵng
canh quan chùa quán thế âm đà nẵng
Cảnh quan Chùa Quán Thế Âm 2
Cảnh quan Chùa Quán Thế Âm 2

6. Đời sống Tâm linh và Hoạt động Thường ngày tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Chùa Quán Thế Âm nổi tiếng linh thiêng tại Đà Nẵng, tuy quy mô không lớn nhưng mỗi ngày đón rất đông lượt tham quan, vãn cảnh, chiêm bái của phật tử, du khách tứ phương. Ngày rằm hàng tháng, chùa cũng tổ chức hoạt động tụng kinh niệm phật được trụ trì và các tăng ni cùng phật tử cùng tham gia tại điện chính. 

Đặc biệt ngày Rằm tháng 7, chùa tổ chức lễ Vu Lan quy mô lớn để giúp mọi người gửi sự cầu chúc sức khỏe tới cha mẹ và siêu thoát các linh hồn lưu vong trên nhân gian. Lễ hội lớn nhất và được chú ý nhất tại chùa Quan Âm tổ chức định kỳ hàng năm 3 ngày 17 đến 19 tháng 2 Âm lịch. 

Lễ hội thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và du khách đến tham dự, có ý nghĩa lớn nhất là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Lễ hội gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội.

Phần lễ gồm nhiều nghi thức đặc sắc Phật Giáo như: Lễ rước ánh sáng (đốt ruốc, rước kiệu, múa rồng, múa lân,…), Lễ khai kinh cầu thái bình cho đất nước, sung túc, hạnh phúc cho nhân dân; Lễ trai đàn chẩn tế cầu siêu cho Phật tử an yên ở cõi vĩnh hằng; Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm; Lễ rước tượng Quan Âm.

Phần Hội thì gồm nhiều hoạt động văn hóa – thể thao, vui chơi, nhộn nhịp mang đậm bản sắc dân tộc để người dân và du khách đến tham gia có thể trải nghiệm. Phải đến như: hóa trang, hát tuồng, thi hoa, thi cờ, đua thuyền, thả đèn, thi nấu ăn,…

Lễ hội dược tổ chức tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng hàng năm
Lễ hội dược tổ chức tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng hàng năm ( ảnh gg)

7. Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Khách tham quan đến đây cũng cần chú ý đến những điều sau để gìn giữ nét đẹp tâm linh nghiêm trang, linh thiêng như nhiều chùa chiền khác:

  • Hãy lựa chọn trang phục phù hợp, lịch sự, gọn gàng và kín đáo. 
  • Không ăn nói ồn ào, sử dụng lời lẽ thô tục, cười đùa tại nơi tu hành, chiêm bái của mọi người
  • Giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định
  • Không được quay chụp hình ở nơi thờ tự, hãy lịch sử hỏi ý kiến ban quản lý, các sư thầy trong chùa.

    Tượng ngọc Quan Âm tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng
    Tượng ngọc Quan Âm tại Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Lời kết 

Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng từ lâu đã là điểm đến thu hút lượng khách trong và ngoài nước vô cùng đông đảo, góp phần làm đa dạng, thể hiện được sự đặc sắc của tôn giáo tại Đà Nẵng. Nơi đây không chỉ có các công trình uy nghiệm với nét đẹp kiến trúc độc đáo nằm giữa tổng hòa thiên nhiên hùng vĩ và đất trời bao la, điểm đến còn giúp du khách tìm về bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn để quên đi mọi phiền muộn từ cuộc sống xô bồ. 

Nội Dung Và Hình ảnh do hankan chụp các bạn có thể xem full ảnh về Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng Tại <đây>

 

HanKan
HanKan
Mình Là Hankan một người đam mê tâm linh và nhiếp ảnh thích khám phá những điều bí ẩn của thế giới qua con đường tâm linh, tìm kiếm sự kết nối tinh tế giữa thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đọc Thêm

- Quảng Cáo -